Cloud Mining là gì? Những điều cần biết về Cloud Mining

Cloud Mining là gì? Những điều cần biết về Cloud Mining

Trung cấp
    Cloud Mining là gì? Những điều cần biết về Cloud Mining

    Khám phá các lợi ích, rủi ro, loại hình và lợi nhuận liên quan đến hình thức Khai thác trên nền tảng đám mây (Cloud Mining). Đồng thời tìm hiểu cách bảo vệ bản thân khỏi những trò gian lận tiềm ẩn trong bối cảnh tiền điện tử đang ngày càng phát triển.

    Ở giai đoạn đầu của tiền điện tử, khi độ khó khai thác còn thấp, nhiều thợ đào thường chọn cách đào coin một mình. Thế nhưng, tình hình bắt đầu thay đổi khi ngày càng có nhiều máy tính mạnh hơn xuất hiện. Ngày nay, mỗi thợ đào thông thường đều cần đến một công cụ khai thác chuyên dụng đắt tiền, đảm bảo tối ưu hóa chi phí điện cũng như kiến ​​thức kỹ thuật để có thể cạnh tranh hiệu quả. 

     

    Hoặc, họ có thể lựa chọn một hình thức đào coin dễ dàng hơn đó là dịch vụ Khai thác trên nền tảng đám mây.

     

    Khai thác trên nền tảng đám mây có một số lợi ích, đặc biệt đối với những người quan tâm đến hoạt động đào coin nhưng thiếu phương tiện hoặc chuyên môn kỹ thuật để thiết lập máy đào coin của riêng họ. Đây là một phương pháp có thể mang lại phần thưởng cho thợ đào, nhưng mặt khác cũng tiềm ẩn rất nhiều cạm bẫy từ những kẻ lừa đảo. 

     

    Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu và phân tích kỹ hơn về hình thức Khai thác trên nền tảng đám mây (Cloud Mining) là gì, cách thức hoạt động cũng như những lợi ích và hạn chế của hình thức này. 

     

    Quick Fact: Đào coin hay đào tiền điện tử là một quy trình được sử dụng để xác minh các giao dịch trước khi chúng được thêm vào blockchain. Đào coin đóng vai trò là cơ chế cung cấp sự an toàn, đảm bảo tính phân cấp cũng như hỗ trợ việc phát hành tiền mới.  

     

    Khai thác trên nền tảng đám mây (Cloud Mining) là gì?

    Quá trình khai thác trên nền tảng đám mây (Cloud Mining) cho phép thợ đào khai thác các loại tiền điện tử như Bitcoin mà không cần phải mua hoặc bảo trì các máy đào coin của riêng họ. Điều này khắc phục được những khó khăn trong việc thiết lập, vận hành và bảo trì thiết bị đào chuyên dụng. Mặt khác sẽ chuyển giao chúng cho một bên khác quản lý. 

     

    Thay vào đó, người dùng sử dụng các trung tâm dữ liệu từ xa và tổng hợp sức mạnh tính toán, thường được cung cấp bởi các công ty khai thác trên nền tảng đám mây bên thứ ba. Vì khai thác trên nền tảng đám mây là một quá trình đơn giản hơn so với khai thác truyền thống nên hình thức này khá phổ biến. 

     

    Dựa trên sức mạnh tính toán cần sử dụng, người dùng sẽ trả phí cho nhà cung cấp dịch vụ khai thác trên nền tảng đám mây. Bằng cách nhận được một lượng hashrate (tỷ lệ băm) nhất định từ nhà cung cấp dịch vụ, mỗi thợ đào về cơ bản sẽ tham gia vào một mining farm (cơ sở máy chủ từ xa chuyên về đào coin). 

     

    Nhà cung cấp sẽ cấp cho họ quyền truy cập vào các khoản thanh toán để đổi lại dựa trên hashing power (sức mạnh băm) mà thợ đào đã chọn. Điều này cho phép các cá nhân ở những khu vực địa lý có ít hoặc không có cơ sở hạ tầng vật chất và trình độ kỹ thuật hạn chế có thể tham gia vào hoạt động khai thác tiền điện tử. 

     

    Quick fact: Hashrate (tỷ lệ băm) là thước đo sức mạnh tính toán mỗi giây được sử dụng khi khai thác. Hiểu một cách đơn giản thì đó là tốc độ đào coin. 

     

    Các loại khai thác trên nền tảng đám mây

    Khai thác trên nền tảng đám mây có hai loại, cùng tìm hiểu từng loại để có thể đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp nhất với bạn.

     

    Khai thác máy chủ (Host Mining)

    Một trong những phương pháp được sử dụng thường xuyên nhất để đào coin từ xa là khai thác trên máy chủ. Đây là một quá trình mà bạn phải mua thiết bị và trả tiền bảo trì máy đào coin. Tuy nhiên, bản thân máy đào coin được cài đặt trong cơ sở lưu trữ để xử lý mọi việc cho thợ đào.

     

    Những cơ sở này được thiết kế đặc biệt để lưu trữ và vận hành thiết bị khai thác. Bạn có thể giám sát từ xa hiệu suất thiết bị của mình một cách dễ dàng tại nhà thông qua phần mềm hoặc giao diện. 

     

    Cho thuê sức mạnh băm (Hash Power)

    Bên cạnh đó, việc thuê Hash Power có thể được ví giống như việc mua cổ phiếu từ một công ty chuyên về đào coin, thay vì sử dụng hoạt động khai thác trên máy chủ. Với kỹ thuật này, những thợ đào chỉ có thể thuê một phần Hash Power của mining farm (trang trại khai thác) tiền điện tử. 

     

    Bạn không cần phải trả tiền cho việc thiết lập và bảo trì máy đào coin, khác với việc khai thác trên máy chủ. Tuy nhiên, bạn phải trả phí đăng ký và nhận được phần doanh thu đã được chia sẻ. 

     

    Khi thanh toán cho việc tìm kiếm các khối tiền điện tử mới, mining farm sẽ tạo ra tiền điện tử. Sau đó, tùy theo phần Hash Power bạn đã thuê, bạn sẽ nhận được phần tương ứng của mình. 

     

    Tương tự như dịch vụ đào trên nền tảng đám mây, hợp đồng tỷ lệ băm (hash rate contracts) hoạt động mà không cần qua trung gian. Thông qua giao diện hoặc ứng dụng được cung cấp, khách hàng và thợ đào có thể trực tiếp giao tiếp và tiến hành kinh doanh. 

     

    Bạn có thể đào loại tiền điện tử nào?

    Khi quyết định có nên đào coin hay không, mọi người thường chỉ quan tâm đến khía cạnh lợi nhuận. Tuy nhiên, số liệu thống kê này không chỉ phụ thuộc vào giá của tiền điện tử, điều mà một số thợ đào mới thường hiểu sai. Phí sử dụng dịch vụ khai thác trên nền tảng đám mây cũng phải được tính đến trong trường hợp này. 

     

    Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra xem coin nào hiện đang cung cấp khoản thanh toán cao nhất và có giá trị nhất bằng cách sử dụng trang web như whattomine.com, nhưng bạn không đặt mục tiêu đạt lợi nhuận một cách nhanh chóng vì đào coin là một khoản đầu tư dài hạn. 

     

    Hiệu suất trong quá khứ không thể đảm bảo lợi nhuận trong tương lai do sự biến động đáng kể của thị trường tiền điện tử. 

     

    Có rất nhiều tiền điện tử sử dụng một số phiên bản của cơ chế Bằng chứng công việc (PoW) có sẵn để bạn khai thác. Và dưới đây là danh sách một số đồng coin phổ biến mà bạn có thể đào trên nền tảng đám mây vào năm 2023: 

      

    • Bitcoin (BTC

    • Dogecoin (DOGE

    • Ethereum Classic (ETC

    • Litecoin (LTC

    • Monero (XMR

    • ZCash (ZEC

    • Bitcoin Gold (BTG

    • AEON (AEON) 

    • Kaspa (KAS

    • Ravencoin (RVN

     

    Cloud Mining có mang lại lợi nhuận không?

    Trong những ngày đầu khai thác Bitcoin, mọi người đều đào coin từ máy tính để bàn và máy tính xách tay cá nhân của mình. Các doanh nghiệp chuyên nghiệp sau đó đã xuất hiện, dẫn đến việc sản xuất các thiết bị khai thác chuyên dụng và tạo ra một môi trường cạnh tranh hơn. Các cơ sở khai thác chuyên nghiệp chuyên tìm kiếm nguồn năng lượng rẻ nhất có thể tiếp cận để giảm chi phí. 

     

    Khai thác trên nền tảng đám mây (Cloud Mining) có thể là một cách tuyệt vời để tạo thu nhập thụ động. Điều này là do việc đào tiền mã hóa thông qua khai thác trên nền tảng đám mây rất đơn giản. Hơn nữa, bạn thường có thể tái đầu tư lợi nhuận của mình vào dịch vụ khai thác trên nền tảng đám mây để nâng cao hashing power (sức mạnh băm) của mình hoặc thuê thêm tài nguyên. 

     

    Với Cloud Mining, tất cả những gì bạn phải làm là chọn một hợp đồng phù hợp với mức độ chấp nhận rủi ro của bạn. 

     

    Các khoản đầu tư khai thác trên nền tảng đám mây cung cấp nhiều hợp đồng khác nhau để lựa chọn dựa trên ngày hết hạn, quy mô đầu tư, hồ sơ rủi ro và cả dự kiến giá bitcoin. Nó giúp loại bỏ nhu cầu chi tiền mua, bảo trì và cập nhật thiết bị cũng như trả tiền điện và thuê mặt bằng. 

     

    Trong một kịch bản hoàn hảo, bằng cách đầu tư vào Cloud Mining, bạn đảm bảo rằng trung tâm dữ liệu được bảo trì thường xuyên và thiết bị được cập nhật liên tục để hạn chế khả năng xảy ra lỗi. 

     

    Mặt khác, cũng lưu ý rằng khai thác trên nền tảng đám mây có thể khó đạt được lợi nhuận ổn định vì đây là một ngành có tính cạnh tranh cao. Nếu một công ty khai thác trên nền tảng đám mây tính phí ngoài chi phí năng lượng, thì việc cạnh tranh với những thợ đào chỉ cần trả tiền điện sẽ trở nên khó khăn hơn. 

     

    Cần đảm bảo rằng các dịch vụ đào trên nền tảng đám mây mà bạn sử dụng phù hợp với ngân sách của bạn. Đồng thời, luôn theo dõi và quản lý chi phí của bạn. Bao gồm cả việc theo dõi những thay đổi bất thường trong việc sử dụng tài nguyên hoặc lưu lượng truy cập mạng.

     

    Mẹo: Đảm bảo đọc kỹ hợp đồng khai thác trên nền tảng đám mây. Một số công ty có điều khoản vô hiệu hợp đồng chỉ sau một ngày không có lãi.

     

    Làm thế nào để tính toán lợi nhuận của khoản đầu tư?

    Doanh thu được tạo ra bởi những thợ đào thuê hashing power  để đào coin quyết định lợi nhuận của việc khai thác  trên nền tảng đám mây. 

     

    Số lượng hashing power có thể truy cập, phí hoa hồng, tỷ giá hối đoái tiền điện tử, khoản đầu tư ban đầu và lựa chọn loại tiền tệ có triển vọng đầy hứa hẹn trên thị trường tiền ảo là một số yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận này. 

     

    Bạn có thể tính toán lợi nhuận tiềm năng bằng cách sử dụng nhiều trang web cung cấp công cụ tính lợi nhuận, chẳng hạn như Hashmart hoặc CryptoCompare. Bạn sẽ chỉ cần nhập dữ liệu trong hợp đồng của mình - bao gồm tỷ lệ băm, chi phí điện và phí.

     

    Tỷ lệ băm Bitcoin | Nguồn: CoinWarz 

      

    Tỷ lệ băm của mạng tiền điện tử bằng chứng công việc (PoW) là thước đo khả năng xử lý của nó. Tỷ lệ băm càng cao, mạng blockchain càng mạnh. Độ khó khai thác của một blockchain nhất định cũng bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ băm.

     

    Mẹo: Đừng quên tính đến mức tăng độ khó khai thác trung bình, vì những gì có lợi nhuận hôm nay có thể sẽ không sinh lãi sau sáu tháng nữa.   

     

    Ưu và nhược điểm của khai thác trên nền tảng đám mây (Cloud Mining)

    Hãy cùng tìm hiểu thêm về những ưu điểm của việc Khai thác trên nền tảng đám mây (Cloud Mining) đối với Bitcoin hoặc bất kỳ loại tiền điện tử nào khác.

     

    Ưu điểm của Cloud Mining

    Nhiều nguồn chỉ nhấn mạnh những tiêu cực của việc đào coin và khiến công nghệ này trở thành một lĩnh vực ngoài lề trong thế giới tiền điện tử. Thực tế, có nhiều lợi ích khi sử dụng loại hình khai thác trên nền tảng đám mây này.

     

    Một số lợi ích bao gồm:

     

    • Chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn: Mặc dù tính phí nhiều hơn về lâu dài nhưng các công ty khai thác trên nền tảng đám mây giúp các thợ đào nhỏ hơn có thể khai thác với số vốn ban đầu ít hơn nhiều so với mức yêu cầu nếu họ mua thiết bị chuyên dụng của riêng mình và điều chỉnh cơ sở vật chất để phù hợp với việc khai thác.
    • Không cần chuyên môn: Với mục đích thiết lập, vận hành và bảo trì các thiết bị cũng như thực hiện quá trình khai thác, việc đào coin truyền thống đòi hỏi các kỹ năng cụ thể. Để thành thạo những kỹ năng này, có thể phải mất một thời gian dài. Trái lại, đào coin trên nền tảng đám mây không yêu cầu kiến ​​thức chuyên môn như vậy vì nhà cung cấp đám mây sẽ chịu trách nhiệm về việc đó.
    • Không cần thiết lập: Vì việc quản lý thuộc về nhà cung cấp đám mây nên việc khai thác trên nền tảng đám mây loại bỏ được sự phức tạp vốn có để thiết lập và duy trì cơ sở hạ tầng cho việc khai thác. Do đó, bạn có thể bắt đầu quy trình khai thác mà không cần có kiến thức kỹ thuật.
    • Tính hiệu quả: Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây được trang bị phần cứng khai thác mới nhất, giúp việc đào coin trở nên hiệu quả hơn.
    • Khả năng mở rộng: Các dịch vụ đám mây có khả năng mở rộng và thích ứng được thiết kế để phục vụ cho nhiều người dùng. Chúng có thể tự động thay đổi công suất khai thác để đáp ứng nhu cầu khai thác của bạn mà không cần sự can thiệp thủ công nào.

      

    Nhược điểm của Cloud Mining

    Mặc dù đào trên nền tảng đám mây có nhiều ưu điểm nhưng hình thức này vẫn tồn tại một số dấu hiệu cảnh báo đối với nhiều nhà cung cấp dịch vụ khai thác trên nền tảng đám mây.

     

    • Việc có nhiều tổ chức khai thác trên nền tảng đám mây tuyên bố người dùng chắc chắn sẽ kiếm được lợi nhuận đầu tư cao là một trong những lý do chính khiến nhiều người nghi ngờ rằng hình thức đào trên nền tảng đám mây là lừa đảo. Các doanh nghiệp này thường đưa ra những lời hứa hẹn phi thực tế về lợi nhuận đáng kể với rất ít hoặc không có rủi ro trong thế giới tiền điện tử. Trong nhiều doanh nghiệp này, phần thưởng được trao cho các nhà đầu tư sớm sử dụng khoản đầu tư từ các nhà đầu tư mới thay vì thu nhập khai thác thực tế.
    • Nhiều doanh nghiệp trong số này không tiết lộ hoạt động kinh doanh của họ cũng là một lý do khiến việc khai thác trên nền tảng đám mây được coi là một hoạt động mờ ám.
    • Hơn nữa, khó khăn trong việc đào coin tăng lên khi có nhiều thợ đào tham gia mạng và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Do đó, lượng sức mạnh tính toán cần thiết để đào coin ngày càng tăng, khiến các cá nhân ngày càng khó khai thác lợi nhuận hơn.
      Các cơ sở khai thác trên nền tảng đám mây thường có các điều khoản trong hợp đồng của họ nêu rõ rằng hợp đồng sẽ vô hiệu sau vài ngày khai thác không có lãi. Tuy nhiên, việc khai thác không có lãi trong vài ngày gần như là không thể tránh khỏi ở bất kỳ thị trường nào.

      

    Kết luận

    Khai thác trên nền tảng đám mây (Cloud Mining) có vị trí độc nhất trong ngành công nghiệp tiền điện tử vì hình thức khai thác tiền điện tử này cung cấp cho người dùng một phương pháp thay thế để tương tác với tiền điện tử mà không gặp các rào cản truyền thống như  chi phí điện cao, bảo trì thiết bị và yêu cầu chuyên môn kỹ thuật. 

     

    Giống như các khoản đầu tư khác, Cloud Mining đi kèm với những rủi ro và lợi thế  riêng. Thợ đào phải tự nghiên cứu khi tìm kiếm nhà cung cấp, hiểu rõ các điều khoản của hợp đồng và bối cảnh luôn thay đổi của tiền điện tử. 

     

    Để tìm hiểu thêm về tiền điện tử, blockchain, giao dịch và đầu tư cũng như những sản phẩm của KuCoin, đừng quên truy cập KuCoin Learn bạn nhé.

    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin trên trang này có thể được lấy từ bên thứ ba và không nhất thiết phản ánh quan điểm hoặc ý kiến của KuCoin. Nội dung này chỉ được cung cấp cho mục đích thông tin chung, không có bất kỳ đại diện hay bảo đảm nào dưới bất kỳ hình thức nào và cũng không được hiểu là lời khuyên tài chính hay đầu tư. KuCoin sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào hoặc về bất kỳ kết quả nào phát sinh từ việc sử dụng thông tin này. Việc đầu tư vào tài sản kỹ thuật số có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vui lòng đánh giá cẩn thận rủi ro của sản phẩm và khả năng chấp nhận rủi ro của bạn dựa trên hoàn cảnh tài chính của chính bạn. Để biết thêm thông tin, vui lòng tham khảo Điều khoản sử dụngTiết lộ rủi ro của chúng tôi.