Solana Và Ethereum: Loại tiền điện tử nào đáng đầu tư năm 2024?

Solana Và Ethereum: Loại tiền điện tử nào đáng đầu tư năm 2024?

Trung cấp
    Solana Và Ethereum: Loại tiền điện tử nào đáng đầu tư năm 2024?

    Ethereum và Solana là hai trong số các blockchain Layer-1 và hệ sinh thái dApp hàng đầu trên thị trường tiền điện tử. Nếu như Ethereum nổi tiếng là nền tảng cung cấp tính an ninh và vượt trội thì Solana được biết đến với thông lượng cao và chi phí giao dịch thấp. Dưới đây là so sánh và phân tích sự khác biệt giữa Solana và Ethereum.

    Hãy tưởng tượng thế giới tiền điện tử giống như một thành phố nhộn nhịp, trong đó Solana và Ethereum là hai nhân vật chính, mỗi người cung cấp những điểm độc đáo riêng. Ethereum là blockchain được phát hành vào năm 2015 bởi Vitalik Buterin và một số đồng sáng lập, bao gồm Gavin Wood, Anthony Di Iorio, và Charles Hoskinson. Nổi tiếng là một nền tảng blockchain tiên phong và đã giới thiệu tính năng hợp đồng thông minh, từ đó có tác động đáng kể đến các ứng dụng phi tập trung (dApps) và sự xuất hiện của khái niệm tài chính phi tập trung (DeFi). Các cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của Ethereum bao gồm việc ra mắt Beacon Chain của Ethereum 2.0 vào tháng 12 năm 2020, đánh dấu bước đầu của quá trình chuyển đổi sang cơ chế đồng thuận bằng chứng cổ phần (Proof of Stake) (PoS) để tăng cường khả năng mở rộng và hiệu quả về mặt năng lượng.

     

    Solana được sáng lập bởi Anatoly Yakovenko vào năm 2017 và ra mắt vào tháng 3 năm 2020. Nền tảng đã nhanh chóng trở nên khác biệt và độc đáo trong không gian blockchain và tiền điện tử nhờ sự vượt trội về thông lượng cũng như hiệu quả về chi phí giao dịch. Solana sử dụng cơ chế đồng thuận bằng chứng lịch sử (Proof of History) (PoH) độc đáo kết hợp với cơ chế đồng thuận PoS. Những cột mốc quan trọng của Solana bao gồm việc chủ trì cầu kết nối Wormhole (Wormhole bridge) cho các giao dịch chuỗi chéo (cross-chain) và đạt được thông lượng đỉnh cao, thể hiện khả năng hỗ trợ sự chấp nhận rộng rãi và các ứng dụng mang tính phức tạp.

     

    Cả hai nền tảng đều đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc hình thành cảnh quan blockchain. Trong đó Ethereum đã thiết lập mình như một lớp nền tảng lý tưởng cho lĩnh vực phát triển dApps cũng như DeFi và Solana đã nổi lên như một nền tảng cạnh tranh trực tiếp với Ethereum được biết đến với tốc độ cao và hiệu quả vượt trội. Đối với các nhà giao dịch và nhà đầu tư, việc tìm hiểu về những nền tảng này giống như việc tìm được bản đồ để điều hướng qua các con phố của “thành phố tiền điện tử” nhộn nhịp. Hãy cùng khám phá những lý do giúp cho Solana và Ethereum trở nên nổi bật trong thị trường tiền điện tử rộng lớn và giải mã tầm quan trọng của chúng đối với nhà đầu tư.

     

    Tổng quan kỹ thuật của Solana và Ethereum

     

    Khi tìm hiểu sâu vào các chi tiết kỹ thuật của Solana và Ethereum, việc hiểu rõ những yếu tố làm cho mỗi blockchain trở nên độc đáo là rất quan trọng. Những nền tảng này, mặc dù mục đích chung là giải quyết các vấn đề tương tự trong thế giới tài chính phi tập trung (DeFi), hợp đồng thông minh và các vấn đề khác nhưng áp dụng các phương pháp và công nghệ khác nhau để đạt được mục tiêu của mình. Cùng phân tích các khía cạnh kỹ thuật của Solana và Ethereum qua một số yếu tố chính sau đây:

     

    Khía cạnh

    Ethereum

    Solana

    Năm ra mắt

    2015

    2020

    Người đồng sáng lập

    Vitalik Buterin, Gavin Wood, Anthony Di Iorio, Charles Hoskinson và những người khác

    Anatoly Ykovenko

    Cơ chế đồng thuận

    Bằng chứng cổ phần (PoS)

    Bằng chứng lịch sử (PoH)

    Thông lượng (TPS)

    15-30

    Lên tới 65.000

    Phí gas

    Có thể thay đổi, lên tới 1 USD

    Thấp hơn đáng kể, ~0,0001 SOL

    Tắc nghẽn mạng

    Phổ biến, đặc biệt là trong thời điểm nhu cầu cao

    Hiếm gặp nhưng tồn tại vấn đề về hiệu suất và ngừng hoạt động

    Ngôn ngữ lập trình


    Solidity, Vyper

    Rust

    Tính năng hợp đồng thông minh

    Tiên phong trong công nghệ hợp đồng thông minh, thư viện dApp phong phú

    Khả năng xử lý song song, dApps tốc độ cao

    Tiện ích token gốc

    ETH được sử dụng trong phí giao dịch, dịch vụ thanh toán, stake, đầu tư

    SOL dùng để thanh toán phí giao dịch, hoạt động stake, an ninh mạng, đầu tư

     

     

    Cơ chế đồng thuận: PoS so với PoH

    Solana và Ethereum giống như hai động cơ sử dụng cùng một loại nhiên liệu, USD tiền điện tử, nhưng theo những cách thức khác nhau. Ethereum gần đây đã chuyển từ cơ chế đồng thuận bằng chứng công việc (PoW) sang bằng chứng cổ phần (PoS), hướng tới một hành trình xanh và hiệu quả năng lượng hơn. Với bản nâng cấp Ethereum 2.0, Ethereum thực hiện một bước tiến với mục tiêu giảm tiêu thụ năng lượng và cải thiện khả năng mở rộng. Trong cơ chế đồng thuận PoS, các trình xác thực (validator) stake ETH của họ như tài sản thế chấp để xác nhận giao dịch và duy trì an ninh mạng.

     

    Bên cạnh đó, Solana được xây dựng với cơ chế đồng thuận PoS từ cơ bản nhưng thêm vào USD sự kết hợp với cơ chế đồng thuận bằng chứng lịch sử (PoH), trở thành một động cơ siêu nạp xử lý giao dịch với tốc độ chóng mặt. Thuật toán PoH cho phép tạo ra một bản ghi lịch sử chứng minh rằng một sự kiện đã xảy ra vào một thời điểm cụ thể. Cách tiếp cận này được tích hợp với PoS để bảo vệ mạng, cho phép Solana xử lý giao dịch với tốc độ vượt trội và hiệu quả đặc biệt cao.

     

    Tìm hiểu về staking và cách hoạt động.

     

    Thông lượng (Throughput)

    Ethereum: Tính đến tháng 3 năm 2024, mạng Ethereum sử dụng cơ chế  đồng thuận PoS có khả năng xử lý khoảng 15-30 giao dịch mỗi giây (TPS). Ethereum 2.0 nhằm tăng đáng kể con số này thông qua các giải pháp mở rộng khác nhau, bao gồm công nghệ phân đoạn danksharding.

     

    Thông lượng của Solana | Solana Explorer

     

    Solana: Solana được thiết kế để đạt được thông lượng cao và có khả năng xử lý tới 65,000 TPS nhờ cơ chế đồng thuận PoH của mình. Điều này làm cho Solana trở thành một trong những blockchain đạt tốc độ xử lý giao dịch nhanh nhất hiện nay, lý tưởng cho các ứng dụng yêu cầu giao dịch tốc độ cao và phức tạp hơn.

     

    Phí gas

    ETH gas fees | Source: EtherScan 

     

    Ethereum: Phí giao dịch trên Ethereum hay còn gọi là phí gas, có thể thay đổi dựa trên tình trạng tắc nghẽn mạng, nhưng trung bình sẽ cao hơn mức 1 USD. Việc chuyển đổi sang thuật toán PoS và giới thiệu các giải pháp mở rộng Layer-2 của nền tảng nhằm mục đích giảm phí giao dịch cho người dùng và nhà phát triển.

     

    So sánh phí gas của Bitcoin, Ethereum và Solana | Nguồn: Visa

     

    Solana: Kiến trúc của Solana mang đến phí giao dịch thấp hơn đáng kể so với Ethereum, khoảng 0.0001 SOL. Phí gas thấp trên Solana làm cho nền tảng này trở nên hấp dẫn cho cả nhà phát triển và người dùng, đặc biệt là cho các giao dịch tần suất cao.

     

    Vấn đề tắc nghẽn mạng

    • Ethereum: Tắc nghẽn mạng trở thành thách thức chính của Ethereum, đặc biệt trong những thời kỳ có nhu cầu cao. Tình trạng tắc nghẽn có thể dẫn đến thời gian giao dịch chậm và tăng phí gas.
    • Solana: Mặc dù thông lượng cao của Solana thường ngăn chặn việc tắc nghẽn, tuy nhiên mạng vẫn gặp phải các vấn đề về hiệu suất và sự cố khi mở rộng. Những sự cố này nhấn mạnh những thách thức của việc duy trì ổn định mạng khi hoạt động ở tốc độ cao.

    Ngôn ngữ lập trình và hợp đồng thông minh

    Hợp đồng thông minh giống như những hợp đồng tự động thực thi và các thỏa thuận sẽ tồn tại trên blockchain. Là mạng lưới tiên phong của công nghệ hợp đồng thông minh và ứng dụng phi tập trung (dApps), Ethereum đang ở vị thế là một người chơi dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực này, với một thư viện kiến thức (dApps) viết bằng các ngôn ngữ như Solidity và Vyper.

     

    Ngôn ngữ lập trình được ví như cọ vẽ mà các nhà phát triển sử dụng để vẽ lên bức tranh của blockchain. Solidity là ngôn ngữ lập trình chính của Ethereum dùng để để viết hợp đồng thông minh. Nó được thiết kế đặc biệt cho máy ảo EVM và chịu ảnh hưởng từ các ngôn ngữ như C++, Python và JavaScript, tương đối dễ học đối với các nhà phát triển có kinh nghiệm trong những ngôn ngữ này.

     

    Nền tảng hợp đồng thông minh của Solana là Sealevel, cung cấp khả năng xử lý song song, tăng đáng kể thông lượng của mạng. Rust là ngôn ngữ chính cho hợp đồng thông minh của Solana, được chọn vì các tính năng an toàn bộ nhớ và hiệu suất. Sự phổ biến ngày càng tăng và cộng đồng hỗ trợ của Rust làm cho nó trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho phát triển blockchain. Rust của Solana được ví như “sơn acrylic” so với ‘sơn dầu Solidity” của Ethereum với những ưu điểm như đa năng, nhanh khô và dễ dàng cho việc thực hiện nhanh chóng, từ đó trở nên hấp dẫn hơn để xây dựng dApps tốc độ cao.

     

    Ứng dụng của tiền điện tử (SOL so với ETH)

    Tiền điện tử gốc trên Ethereum và Solana có rất nhiều ứng dụng hữu ích, cung cấp sức mạnh cho dApps, kích hoạt giao dịch và đại diện cho quyền sở hữu hoặc cổ phần trong mạng. ETH của Ethereum đã được thiết lập hiệu quả, trong khi SOL của Solana đang nhanh chóng lấy được đà tăng trưởng, cung cấp năng lượng cho một loạt ứng dụng từ lĩnh vực DeFi đến NFTs.

    • Ethereum (ETH): Token gốc của Ethereum là ETH, được sử dụng để thanh toán phí giao dịch và dịch vụ tính toán trên mạng. Token cũng được sử dụng cho hoạt động staking trong cơ chế đồng thuận PoS. Ngoài tính năng sử dụng, ETH còn là một khoản đầu tư và tài sản giữ giá.
    • Solana (SOL): SOL là token gốc của Solana, phục vụ nhiều mục đích, bao gồm thanh toán phí giao dịch và staking để bảo vệ mạng. Giống như ETH, SOL cũng là một tài sản đầu tư và giữ giá. Hiệu quả và khả năng mở rộng của mạng Solana làm cho SOL trở thành một phần không thể thiếu cho các nhà phát triển và người dùng tham gia vào dApps và dịch vụ của nền tảng.

    Hệ sinh thái của Ethereum so với Solana

    Cả Solana và Ethereum đều sở hữu các hệ sinh thái dApp sôi động và đa dạng, mỗi nền tảng đều mang lại những lợi ích độc đáo cho các nhà phát triển và người dùng. Những nền tảng này đã trở thành điểm nóng cho sự đổi mới trong tài chính phi tập trung (DeFi), token không thể thay thế (NFTs) và hơn thế nữa. Cùng tìm hiểu cách mỗi blockchain tác động đến việc phát triển dApp, hỗ trợ cộng đồng, các dự án nổi bật, khả năng phù hợp cho các dApps khác nhau và tổng giá trị tài sản bị khóa (TVL) trong hệ sinh thái.

     

    dApps, DeFi và NFTs trên cả hai nền tảng

    • Ethereum: Là blockchain đầu tiên hỗ trợ hợp đồng thông minh, Ethereum có hệ sinh thái dApp rộng lớn và đa dạng nhất, bao gồm hơn 4,500 dApps và 584,000 UAWs. Đây là nơi ra đời của rất nhiều dự án DeFi, bao gồm những nền tảng lớn như Uniswap, MakerDAO, và Compound, đã làm cách mạng hóa dịch vụ vay, cho vay và giao dịch trong không gian tiền điện tử. Ethereum cũng là nhân tố tiên phong trong thế giới NFT, với các thị trường mua bán NFT như OpenSea dẫn đầu. An ninh mạng và tính tương thích với máy ảo EVM làm cho Ethereum trở thành lựa chọn ưu tiên cho các nhà phát triển.
    • Solana: Mặc dù mới tham gia, Solana đã nhanh chóng phát triển một hệ sinh thái dApp mạnh mẽ bao gồm hơn 350 dApps và 1.28 triệu UAWs, tập trung vào thông lượng cao và chi phí giao dịch thấp. Nó đã thu hút các dự án DeFi như Jupiter, Raydium, và Orca, tận dụng tốc độ của mình để cung cấp trải nghiệm người dùng mượt mà hơn. Solana cũng đang tiến bộ trong không gian NFT với các thị trường như Solanart và Metaplex, cung cấp một lựa chọn tiết kiệm chi phí so với phí gas cao của Ethereum. Ngoài ra, Solana đã thực hiện các tích hợp vào thị trường chính, ra mắt điện thoại thông minh Solana Saga để kết nối giữa công nghệ di động và blockchain và hợp tác với mạng Helium nhằm nâng cao cơ sở hạ tầng không dây phi tập trung.

    Các dApps và dự án nổi bật

    • Ethereum: Ethereum được đánh giá là phù hợp nhất cho các dApps yêu cầu an ninh mạnh mẽ và phi tập trung. Mạng được biết đến nhiều với việc tiên phong trong lĩnh vực DeFi và NFTs, trở thành nền tảng hàng đầu cho các dự án trong những lĩnh vực này ưu tiên an ninh và hiệu ứng mạng hơn là chi phí giao dịch. Ethereum cũng là lựa chọn công nghệ chủ chốt cho một số dự án quan trọng trong không gian tiền điện tử. Các dự án DeFi nổi bật có thể kể đến như Uniswap, Aave và Compound với hàng tỷ USD bị khóa trong hợp đồng. Các dự án NFT như CryptoPunks và Art Blocks cũng đã thiết lập kỷ lục trong lĩnh vực bán hàng nghệ thuật số.
    • Solana: Solana được coi là lý tưởng cho các nền tảng giao dịch yêu cầu tần suất cao, trò chơi và các ứng dụng nhạy cảm với hiệu suất khác nhau, hưởng lợi từ thông lượng cao và độ trễ thấp của mạng này. Solana nhanh chóng được biết đến với các dự án DeFi và NFT tìm kiếm giao dịch nhanh và chi phí thấp hơn. Hệ sinh thái của Solana sở hữu các dự án sáng tạo như Jupiter, một sàn giao dịch phi tập trung cung cấp tốc độ vượt trội và chi phí giao dịch thấp. Các dự án đáng chú ý khác bao gồm Audius, một dịch vụ phát trực tuyến âm nhạc phi tập trung, và Star Atlas, trò chơi trực tuyến tận dụng blockchain hiệu suất cao của Solana. Cơn sốt memecoin hiện tại trên thị trường tiền điện tử cũng đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư và người hâm mộ, tạo ra sự tăng vọt về độ phổ biến và giao dịch đầu cơ xung quanh những token thường do cộng đồng điều hành và lấy cảm hứng từ yếu tố hài hước. Xu hướng này đã dẫn đến sự xuất hiện của một số memecoin dựa trên Solana đang thịnh hành, như Bonk (BONK) và dogwifhat (WIF), đã thu hút sự chú ý vì sự tăng giá nhanh chóng và cộng đồng sôi động, thể hiện khả năng của hệ sinh thái trong việc làm nền tảng và mở rộng các dự án dựa trên meme và yếu tố viral.

    So sánh tổng giá trị tài sản bị khóa (TVL)

    TVL DeFi: Ethereum so với Solana | Nguồn: DefiLlama

     

    Tổng giá trị tài sản bị khóa (TVL) đo lường lượng tài sản hiện đang được stake, cho vay, hoặc tụ hợp trong các giao thức DeFi trong hệ sinh thái của một blockchain.

     

    • Ethereum: Với 52.28 tỷ USD, Ethereum vẫn là người dẫn đầu về TVL và bỏ xa các đối thủ khác, phản ánh vị thế thống trị trong không gian DeFi. Sự chín muồi và độ rộng lớn của hệ sinh thái đã thu hút đầu tư đáng kể, với TVL thường đạt mức hàng trăm tỷ USD.
    • Solana: Solana đã cho thấy sự tăng trưởng ấn tượng về TVL kể từ khi ra mắt, nhờ vào lĩnh vực DeFi đang mở rộng nhanh chóng. Mặc dù TVL 2.53 tỷ USD của mạng lưới này thấp hơn nhiều so với Ethereum nhưng hiệu quả và khả năng mở rộng của Solana vẫn đang tiếp tục thu hút thêm nhiều dự án và đầu tư.

    Cộng đồng hỗ trợ và nhà phát triển

    • Ethereum: Cộng đồng nhà phát triển của Ethereum rất lớn, có lợi thế với nhiều năm phát triển và nguồn tài nguyên, công cụ và tài liệu phong phú. Kinh nghiệm lâu dài của nền tảng đã nuôi dưỡng một hệ sinh thái hỗ trợ cho các nhà phát triển mới, bao gồm các khoản tài trợ, hackathon và nguồn tài liệu giáo dục. Ví dụ như ETHDenver, một hackathon và sự kiện cộng đồng hàng năm nổi bật xoay quanh Ethereum, đã thu hút các nhà phát triển, nhà đổi mới và người hâm mộ blockchain đến Denver, Colorado. Nó tập trung vào phát triển Ethereum, cung cấp một nền tảng cho việc xây dựng ứng dụng mới, kết nối mạng và học hỏi thông qua các hội thảo và bài thuyết trình từ các nhà lãnh đạo ngành. Là một yếu tố quan trọng thúc đẩy đổi mới trong hệ sinh thái Ethereum, ETHDenver hỗ trợ việc ra mắt và phát triển nhiều dự án, tăng cường sự phát triển và gắn kết của cộng đồng Ethereum.
    • Solana: Cộng đồng nhà phát triển của Solana cũng đang phát triển nhanh chóng, được hỗ trợ bởi các sáng kiến từ Solana Foundation nhằm thu hút và giữ chân tài năng. Điều này bao gồm tài trợ, hackathon và chương trình giáo dục. Sự tập trung vào hiệu suất và khả năng mở rộng đã thu hút các nhà phát triển quan tâm đến việc xây dựng dApps tốc độ cao và hiệu quả về chi phí. mtnDAO của Solana là một tổ chức tự trị phi tập trung thúc đẩy cách tiếp cận do cộng đồng dẫn dắt đối với các dự án blockchain và tiền điện tử. Nó ưu tiên cho sự phi tập trung, nỗ lực hợp tác và xây dựng cộng đồng qua các sáng kiến khác nhau, bao gồm NFTs, DeFi và nguồn tài liệu giáo dục. Ảnh hưởng của mtnDAO nằm ở việc thúc đẩy một mô hình quản trị phi tập trung và nuôi dưỡng mối quan hệ hợp tác lâu dài, góp phần vào sự phát triển và đa dạng của hệ sinh thái blockchain rộng lớn hơn.

    Khía cạnh an ninh và phi tập trung của Solana và Ethereum

    Khi so sánh các khía cạnh an ninh và phi tập trung của Solana và Ethereum, cần tìm hiểu về các phương pháp tiếp cận và thách thức mà hai mạng lưới này đã gặp phải.

     

    An ninh và vấn đề mạng trước đây

    • Solana đã đối mặt với một số thách thức về an ninh, bao gồm các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (denial-of-service) (DoS) đã gây ra sự cố mạng và ảnh hưởng đáng kể về hiệu suất. Đáng chú ý, trong một sự cố trước đây, hoạt động botting trong một IDO đã làm cho mạng quá tải với việc tải giao dịch 400,000 mỗi giây, dẫn đến sự cố do các trình xác thực hết bộ nhớ. Mặc dù gặp phải những trở ngại này, Solana cũng đã có những nỗ lực nhằm tăng cường ổn định và an ninh mạng, như việc triển khai giao thức QUIC cho giao tiếp bất đồng bộ (asynchronous communication) nhanh hơn và Stake-Weighted Quality of Service để ưu tiên giao dịch từ các node có stake cao hơn. Hơn nữa, việc giới thiệu Firedancer, một validator client, trình xác thực thứ hai, nhằm cải thiện độ tin cậy và khả năng phục hồi của mạng bằng cách cung cấp một lựa chọn thay thế trong trường hợp một client gặp lỗi.
    • Ethereum, mặc dù cũng gặp không ít thách thức nhưng đã được hưởng lợi từ lịch sử hoạt động lâu dài hơn, cho phép có nhiều thời gian hơn để giải quyết các mối quan tâm về an ninh. Ví dụ, vụ hack DAO là một sự kiện nổi cộm vào năm 2016 khi một kẻ tấn công khai thác một lỗ hổng trong hợp đồng thông minh của tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) trên blockchain Ethereum, dẫn đến việc đánh cắp 3.6 triệu Ether, trị giá khoảng 50 triệu USD vào thời điểm đó. Sự cố này đã thúc đẩy một hard fork gây tranh cãi của mạng Ethereum để thu hồi các quỹ, dẫn đến sự chia rẽ giữa Ethereum (ETH) và Ethereum Classic (ETC). Tuy nhiên, kể từ đó, sự chuyển đổi của Ethereum từ PoW sang PoS với bản nâng cấp Ethereum 2.0 được kỳ vọng sẽ tăng cường an ninh mạng hơn nữa bằng cách chống lại những cuộc tấn công 51%.

    Mức độ phi tập trung

    • Solana: Phi tập trung là một khía cạnh cốt lõi của cả hai mạng, nhưng chúng khác biệt về cách triển khai và quy mô. Yêu cầu về thông lượng cao của Solana đòi hỏi sức mạnh tính toán đáng kể từ các trình xác thực, làm dấy lên lo ngại về sự tập trung tiềm năng vì chi phí vận hành một node hiệu suất cao có thể là yếu tố cản trở. Mặc dù vậy, Solana đang nỗ lực nhằm tăng số lượng trình xác thực để thúc đẩy an ninh mạng và khả năng chống kiểm duyệt. Tại một thời điểm, việc tăng số lượng validator của mạng được coi là một bước tiến hướng tới việc làm cho mạng an toàn và phi tập trung hơn. Solana tiếp tục tập trung vào việc cải thiện sự ổn định và hiệu suất của mạng, như được thể hiện qua việc giới thiệu Firedancer validator client được thiết kế để tăng cường thông lượng và độ tin cậy của mạng. Sự nhấn mạnh của Solana vào tốc độ giao dịch cao và chi phí thấp vẫn là trọng tâm của các bản nâng cấp, với những nỗ lực liên tục nhằm tối ưu hóa thời gian vận hành và giảm thiểu sự cố mạng.
    • Ethereum: Trái lại, Ethereum có số lượng node lớn hơn nhiều so với Solana, góp phần vào sự phi tập trung mạnh mẽ. Mạng Ethereum cho phép bất kỳ ai có phần cứng và phần mềm cần thiết cũng có thể tham gia với tư cách node, tạo điều kiện cho sự phân phối rộng rãi của quyền kiểm soát mạng. Sự chuyển đổi của Ethereum sang cơ chế đồng thuận PoS cũng được kỳ vọng sẽ ảnh hưởng tích cực đến mức độ phi tập trung vì có thể giảm bớt rào cản tham gia cho các trình xác thực so với cơ chế đồng thuận PoW trước đó đã tiêu thụ năng lượng đáng kể.

    Góc độ đầu tư: Nên đầu tư vào Ethereum hay Solana?

    Từ góc độ đầu tư, cả Ethereum (ETH) và Solana (SOL) đều mang lại những cơ hội và thách thức thú vị, phản ánh vị thế của mình trong hệ sinh thái blockchain, tiến bộ công nghệ và sự hỗ trợ của cộng đồng. Phân tích xu hướng hiệu suất thị trường, phát triển hệ sinh thái và triển vọng tương lai có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về tiềm năng của chúng như là tài sản đầu tư.

     

    Hiệu suất thị trường của ETH và SOL

    So sánh lợi nhuận giữa giá ETH và SOL | Nguồn: TradingView

     

    • Ethereum (ETH) lâu nay đã được coi là trụ cột của thị trường tiền điện tử, chỉ đứng sau Bitcoin về vốn hóa thị trường. Giá của tiền điện tử này đã trải qua sự biến động đáng kể nhưng đã cho thấy sự duy trì và tăng trưởng theo thời gian, đặc biệt là với sự xuất hiện của các dự án DeFi và NFTs, phần lớn được xây dựng trên mạng Ethereum. Việc chuyển đổi sang Ethereum 2.0 gắn liền với cơ chế đồng thuận bằng chứng cổ phần (PoS) được kỳ vọng sẽ giải quyết một số vấn đề về khả năng mở rộng và chi phí giao dịch của mạng, có thể tăng cường sự chấp nhận và tăng giá trị. Sự chấp thuận gần đây của SEC (Ủy ban giao dịch và chứng khoán) đối với ETF Bitcoin giao ngay (spot Bitcoin ETFs) đã mang đến sự lạc quan lớn trong giới đầu tư, kỳ vọng rằng cơ quan quản lý hàng đầu của Mỹ cũng có thể chấp thuận ETF Ethereum giao ngay (spot Ethereum ETFs). Động thái này có thể thu hút thêm nhiều nhà đầu tư tổ chức đối với ETH.

    • Solana (SOL), trái lại đã chứng kiến sự tăng trưởng chóng mặt kể từ khi ra mắt, nhanh chóng trở thành một trong những tiền điện tử hàng đầu về vốn hóa thị trường. Hiệu suất của nó được đặc trưng bởi sự tăng giá nhanh chóng, nhờ vào sự hứng thú của nhà đầu tư với thông lượng cao, chi phí giao dịch thấp và hệ sinh thái dApps đang phát triển. Giá của Solana đã tăng hơn 554% vào năm 2023 nhờ vào hệ sinh thái dApp sôi động, đặc biệt là trong lĩnh vực DeFi và memecoin. Tuy nhiên, Solana cũng đã đối mặt với thách thức, bao gồm các sự cố mạng đã làm dấy lên lo ngại về sự ổn định và khả năng mở rộng dưới áp lực.

    Dự đoán giá tiền điện tử ETH và SOL

    • Đối với Ethereum, việc triển khai thành công bản nâng cấp Ethereum 2.0 có thể nâng cao đáng kể sức hấp dẫn của tiền điện tử này như một nền tảng hoàn hảo cho dApps, từ đó có thể thúc đẩy nhu cầu đối với ETH. Các nhà phân tích dự đoán Ethereum sẽ giữ vững vị thế của mình như một blockchain hàng đầu cho DeFi và NFTs, từ đó có thể hỗ trợ xu hướng tăng giá dài hạn.

    • Giá trị tương lai của Solana có thể phụ thuộc vào khả năng duy trì thông lượng cao và chi phí thấp trong khi giải quyết các vấn đề về ổn định. Nếu có thể vượt qua những thách thức này và tiếp tục thu hút dự án và người dùng mới, Solana có thể tiếp tục tăng giá trị. Tuy nhiên, nhà đầu tư nên lưu ý đến rủi ro liên quan đến sự cố mạng và ảnh hưởng đến lòng tin của nhà đầu tư.

    Triển vọng và phát triển tương lai

    Các nâng cấp mang tính tham vọng có thể định hình triển vọng tương lai cho cả Solana và Ethereum, mỗi dự án đều nhằm giải quyết các hạn chế hiện tại và khám phá những khả năng mới. Tuy nhiên, cả hai blockchain cũng đối mặt với các rủi ro và bất ổn tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến quỹ đạo của chúng.

     

    Các nâng cấp sắp tới

    • Ethereum đang chuyển sang Ethereum 2.0, một nâng cấp toàn diện bao gồm việc chuyển từ cơ chế đồng thuận bằng chứng công việc (PoW) sang bằng chứng cổ phần (PoS) để cải thiện hiệu quả năng lượng và khả năng mở rộng. Việc giới thiệu công nghệ sharding (phân đoạn) có thể cải thiện đáng kể khả năng của Ethereum trong việc xử lý giao dịch và dApps bằng cách chia mạng thành các phần nhỏ, dễ quản lý hơn, mỗi phần có khả năng xử lý giao dịch và hợp đồng thông minh một cách độc lập. Những thay đổi này nhằm củng cố vị thế của Ethereum như một người dẫn đầu trong không gian blockchain bằng cách giải quyết các vấn đề về khả năng mở rộng và phí gas cao.

    • Solana tiếp tục tập trung vào việc cải thiện ổn định và hiệu suất mạng, như được thể hiện qua việc giới thiệu Firedancer validator client nhằm tăng cường khả năng xử lý và độ tin cậy của mạng. Sự tập trung vào tốc độ giao dịch cao và chi phí thấp vẫn là trọng tâm của các nâng cấp của Solana, với những nỗ lực liên tục nhằm tối ưu hóa thời gian vận hành và giảm sự cố mạng. Việc giới thiệu các công cụ phát triển mới và mở rộng hệ sinh thái DeFi và NFT cũng là một phần của lộ trình Solana nhằm thu hút thêm nhiều nhà phát triển và người dùng đến với nền tảng của mình.

    Kết luận

    Cả Ethereum và Solana đều là các dự án blockchain Layer-1 cạnh tranh trong không gian tiền điện tử, trở nên nổi bật với các đổi mới công nghệ và hệ sinh thái sôi động mà chúng hỗ trợ. Trong khi Ethereum được hưởng lợi từ vị thế đã thiết lập và các nâng cấp sắp tới, Solana là một dự án đang phát triển với hiệu suất cao và đã nhanh chóng thu hút sự chú ý. Nhà đầu tư nên xem xét những yếu tố này, xu hướng thị trường rộng lớn hơn và khả năng chấp nhận rủi ro khi đánh giá tiềm năng của tiền điện tử ETH và SOL như là cơ hội đầu tư. Khi cuộc đối đầu giữa hai blockchain này diễn ra, việc cập nhật thông tin và duy trì sự linh hoạt sẽ là chìa khóa để điều hướng các chiến lược đầu tư blockchain trong tương lai.

     

    Đọc thêm

    1. Top 10 Ví Solana Tốt Nhất Năm 2024
    2. Token ERC-404 Là Gì? Toàn Tập Về Token ERC-404 trên Ethereum
    3. Top 5 Sàn Giao Dịch Phi Tập Trung (DEXs) Trong Hệ Sinh Thái Solana
    4. Cách Stake Solana Với Ví Phantom
    5. Các Giao Thức Staking Thanh Khoản Hàng Đầu Trên Ethereum
    6. Top 10 Dự Án Layer-2 Nổi Bật Nhất Đáng Xem Xét Năm 2024
    7. Zk Rollup Là Gì? 10 Dự Án ZK Rollup Trên Ethereum Tốt Nhất 2024
    8. Bản Nâng Cấp Ethereum Cancun (Proto-Danksharding) Quý 1 Năm 2024

     

     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin trên trang này có thể được lấy từ bên thứ ba và không nhất thiết phản ánh quan điểm hoặc ý kiến của KuCoin. Nội dung này chỉ được cung cấp cho mục đích thông tin chung, không có bất kỳ đại diện hay bảo đảm nào dưới bất kỳ hình thức nào và cũng không được hiểu là lời khuyên tài chính hay đầu tư. KuCoin sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào hoặc về bất kỳ kết quả nào phát sinh từ việc sử dụng thông tin này. Việc đầu tư vào tài sản kỹ thuật số có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vui lòng đánh giá cẩn thận rủi ro của sản phẩm và khả năng chấp nhận rủi ro của bạn dựa trên hoàn cảnh tài chính của chính bạn. Để biết thêm thông tin, vui lòng tham khảo Điều khoản sử dụngTiết lộ rủi ro của chúng tôi.